THƯ VIỆN SỐ UTH

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Recent Submissions

Item
Các giải pháp phát triển đường sắt tại Đồng bằng Sông Cửu Long
(Giao thông vận tải, 2023) Trịnh Văn Chính; Nguyễn Trọng Tâm
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một vùng kinh tế quan trọng của đất nước, Với trên 17 triệu người, ĐBSCL sản xuất phần lớn gạo và các sản phẩm nông nghiệp của đất nước. Trong các năm qua giao thông vận tải được phát triển, nhưng chưa có giao thông dường sắt, một loại hình giao thông quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Bài viết trình bày tổng hợp một số nghiên cứu về phát triển đường sắt Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm gần đây, đề xuất phát triển đường sắt đô thị loại hình đường sắt nhẹ (LRT), đề xuất ý tưởng phát triển bền vững các đô thị xung quanh các ga dọc theo đường sắt TP. HCM- Cần Thơ, theo quan điểm TOD, nhằm mục tiêu góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực. Để phát triển đường sắt ĐBSCL, cần có các cơ chế chính sách phù hợp và các giải pháp đột phá.
Item
Nghiên cứu rào cản trong việc thực hiện các dự án đối tác công tư (PPP) tại Việt Nam
(Giao thông vận tải, 2023) Nguyễn Duy Hưng; Nguyễn Anh Tuấn; Đoàn Vũ Vi
Các dự án hợp tác công tư (PPP) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Bài báo này nhằm nghiên cứu các trở ngại mà dự án PPP ở Việt Nam thường gặp phải thông qua khảo sát bảng câu hỏi với 218 chuyên gia. Kết quả cho thấy năm rào cản hàng đầu là: “Can thiệp chính trị vào quá trình mua sắm”, “Thiếu các hướng dẫn và thủ tục của chính phủ về thực hiện dự án PPP”, “Tham nhũng”, “Thiếu minh bạch và trách nhiệm” và “Chi phí tham gia và giao dịch cao”. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đã áp dụng kiểm định ANOVA và Spearman để kiểm tra sự khác biệt trong việc đánh giá các rào cản giữa những người tham gia làm việc trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Kết quả đã chỉ ra một số trở ngại có ảnh hưởng khác nhau theo đánh giá của hai nhóm ở khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Bài báo đã đóng góp một nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định và đánh giá các trở ngại trong việc thực hiện dự án PPP tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho ngành xây dựng và phần nào giúp ích cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng biện pháp phát triển dự án PPP.
Item
Đặc điểm dòng chờ phương tiện tại nút giao đèn tín hiệu trong điều kiện dòng xe nhiều xe máy – Trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh
(Giao thông vận tải, 2023) Cao Minh Trị; Đoàn Hồng Đức
Nghiên cứu mô tả về hành vi thoát nút của các phương tiện tại nút giao đèn tín hiệu nhằm có cái nhìn trực quan và hiểu rõ hơn về đặc điểm của dòng phương tiện thoát nút trong dòng giao thông hỗn hợp với điều kiện xe máy chiếm ưu thế. Trường hợp nghiên cứu được thực hiện tại một nút giao đèn tín hiệu điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó giới thiệu khái niệm “môi trường giao thông nhiều xe máy” (MDE-Motorcycle Dominated Environment) với các đặc điểm mà các phương pháp phân tích trước đây không thể áp dụng được trực tiếp. Từ đó, xác định các phương pháp phù hợp để mô tả đặc điểm dòng phương tiện thoát nút thông qua các tham số như lưu lượng bão hòa, headway thoát nút và vận tốc thoát nút. Nghiên cứu này cung cấp những mô tả và dữ liệu cơ bản ứng dụng cho việc xây dựng mô hình mô phỏng vi mô cho dòng giao thông nhiều xe máy.
Item
Đánh giá khả năng tiếp nhận các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao vào Khu công nghiệp Long Hậu – Hòa Bình
(Giao thông vận tải, 2023) Nguyễn Ngọc Tiến
Đưa ra danh mục các ngành nghề sản xuất công nghiệp có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao có thể đầu tư vào Khu công nghiệp Long Hậu – Hòa Bình. Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý môi trường tại khu công nghiệp, tính toán khả năng và đưa ra giải pháp đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn giúp UBND tỉnh và các Sở, Ban ngành ra quyết định tiếp nhận đầu tư phát triển kinh tế xã hội địa phương và bảo vệ môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Item
Nhu cầu, cơ hội và thách thức của việc học tập trực tuyến trong đào tạo và huấn luyện hàng hải ở Việt Nam
(Giao thông vận tải, 2023) Vương Nguyên Hoàng
Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, cơ hội và thách thức của việc học tập trực tuyến trong đào tạo và giáo dục hàng hải, thông qua góc nhìn của giảng viên và sinh viên. Bối cảnh nghiên cứu tập trung vào giáo dục và đào tạo hàng hải ở Việt Nam, cụ thể là tại trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua phương pháp quan sát, nghiên cứu định tính, và phân tích theo chủ đề tác giả đã xác định được ba chủ đề chính: 1. Nhu cầu, 2. Thách thức, 3. Cơ hội, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giáo dục và đào tạo hàng hải trực tuyến.
Item
Nghiên cứu ảnh hưởng của tiết diện lỗ phun nhiên liệu đến đặc tính kỹ thuật của động cơ diesel GM Motori HRM494
(Giao thông vận tải, 2023) Hoàng Văn Sĩ; Nguyễn Thành Vạn; Nguyễn Thành Trung
Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tiết diện lỗ phun nhiên liệu đến đặc tính kỹ thuật của động cơ diesel GM Motori HRM494, lắp đặt tại Phòng thực hành máy Viện Hàng hải (Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM). Nghiên cứu dựa trên việc mô phỏng quá trình cháy với lỗ phun nhiên liệu tại các giá trị 0.20 mm, 0.40 mm và 0.60 mm. Kết quả mô phỏng cho thấy khi tiết diện lỗ phun tăng, vận tốc phun nhiên liệu tăng, trong khi nhiệt độ cháy và áp suất cháy cực đại giảm, dẫn đến công suất và hiệu suất của động cơ diesel sẽ giảm, ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật của động cơ.
Item
Sử dụng tàu nạo vét CSD (Cutter Suction Dredger) để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí nạo vét luồng khu vực Luồng sông các tỉnh phía Bắc
(Giao thông vận tải, 2023) Bùi Thế Anh; Vũ Bá Trình
Việt Nam là một quốc gia ven biển và có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, mang lại nhiều lợi thế về phát triển kinh tế đường biển và đường thuỷ nội địa. Những năm vừa qua, Chính phủ rất chú trọng đầu tư phát triển kinh tế biển, kinh tế đường thuỷ. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn dưới mức tiềm năng. Ngoài những thuận lợi có sẵn, vẫn còn rất nhiều yếu tố bất lợi tác động, điển hình là độ sâu dưới mặt nước cảng và luồng lạch vẫn rất thấp, làm hạn chế trọng tải các tàu có thể tiếp cận. Nguyên nhân chính là do lượng phù sa hàng năm của các con sông đổ về lớn, liên tục bồi đắp khu vực luồng, cửa biển. Để khắc phục tình trạng này, công tác nạo vét duy tu luồng cũng như mở rộng, tăng độ sâu, xây dựng những cảng lớn bên trong đất liền cần được chú trọng thích đáng. Với một lượng lớn khối lượng đất, đá cần được nạo vét và tính tới sự phù hợp trong chi phí đầu tư cũng như thời gian thi công, tàu nạo vét CSD là một trong những sự lựa chọn hiệu quả nhất.
Item
Phân tích và tính toán độ bền kết cấu giàn cố định ngoài khơi dựa trên mô hình 3D
(Giao thông vận tải, 2023) Vương Nguyên Đạt; Tạ Phan Cảnh Tiên; Nguyễn Tuấn; Phạm Huỳnh Minh Sang; Trần Tiến Đạt
Dưới tác động như tải trọng trong quá trình làm việc, động đất, sóng thần và ảnh hưởng của môi trường biển, kết cấu công trình ngoài khơi (Offshore Jacket Platform - OJP) có thể bị hư hại, về mặt kỹ thuật OJP cần phải theo dõi tình trạng sức bền để sớm ngăn chặn sự xuống cấp tránh thiệt hại về tài sản và con người. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm Inventor để mô phỏng kết cấu OJP với các kích thước, vật liệu được tham khảo dựa trên mô hình thực tế. Phần mềm ANSYS dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) được sử dụng để tính toán độ bền cho kết cấu và từ đó chỉ ra các vị trí nguy hiểm có thể xảy ra khi OJP chịu tác động của các tải trọng cố định tác dụng lên giàn trong quá trình làm việc. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy hiệu quả của phương pháp đưa ra mang tính khả thi.
Item
Nghiên cứu về giới hạn công suất trục / công suất động cơ phù hợp với Chỉ số hiệu quả năng lượng tàu hiện có (EEXI) và sử dụng dự trữ công suất theo nghị quyết IMO MEPC.335(76)
(Giao thông vận tải, 2023) Phan Cao An Trường
Chỉ số hiệu quả năng lượng tàu hiện có (EEXI) là một quy định mới của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2023, nhằm giảm lượng phát thải khí CO2 của các tàu hiện có bằng cách đặt ra các yêu cầu tối thiểu về hiệu quả kỹ thuật. Bất kỳ tàu nào có tổng dung tích trên 400 GT không đáp ứng các yêu cầu từ ngày này đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 (tùy thuộc vào lịch trình kiểm tra đầu tiên trong giai đoạn này) có nguy cơ bị giữ lại cảng và bị phạt. Bài báo nhằm cung cấp thông tin về các điều kiện kỹ thuật và vận hành mà hệ thống giới hạn công suất trục / công suất động cơ phải đáp ứng khi tuân thủ các yêu cầu của chỉ số EEXI và việc sử dụng dự trữ công suất cho các tàu hiện có. Đồng thời, bài báo cũng cung cung cấp một số giải pháp để thực hiện việc giới hạn công suất trục / công suất động cơ trên các tàu đang khai thác, tương ứng với từng hệ thống điều khiển và giám sát động cơ đang được lắp đặt.
Item
Nghiên cứu điều khiển robot lặn tự hành bám theo quỹ đạo
(Giao thông vận tải, 2023) Phạm Việt Anh; Nguyễn Phùng Hưng; Võ Hồng Hải; Đặng Thị Ngân
Bài báo trình bày thuật toán dẫn đường và điều khiển robot lặn tự hành (Autonomous Underwater Vehicle) bám theo đường đi dạng thẳng dưới nước. Tác giả trình bày các mô phỏng trên máy tính để kiểm chứng và khảo sát kết quả.