Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng bể lọc sinh học hiếu khí ngập nước - Ảnh hưởng của chiều cao lớp giá thể

Đang tải...
Hình ảnh thu nhỏ
Năm xuất bản
2023
Nhan đề tạp chí
ISSN
Nhan đề tập
Nhà xuất bản
Giao thông vận tải
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của chiều cao lớp giá thể đến hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản của bể lọc sinh học hiếu khí ngập nước. Các thí nghiệm tiến hành trên mô hình bể lọc sinh học hiếu khí ngập nước, nền giá thể cố định, dòng khí - nước ngược chiều, có cùng thể tích hoạt động 25 L, thể tích giá thể 16,9 L, thời gian lưu nước 6 giờ, tải nạp chất hữu cơ 4,8 g BOD5/m2/ngày, nhưng chiều cao lớp giá thể là 1,0 m và 0,75 m. Kết quả cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm sau xử lý đều đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột A) nhưng mô hình có chiều cao giá thể 1,0 m ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn mô hình có chiều cao giá thể 0,75 m; khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% trừ nồng độ N-NH4+, N-NO3–. Tăng chiều cao lớp giá thể từ 1,0 m lên 1,2 m với cùng thời gian lưu nước 6 giờ, tải nạp chất hữu cơ của mô hình có giá thể 1,0 m là 4,91 g BOD5/ m2/ngày và mô hình có giá thể 1,2 m là 4,09 g BOD5/m2/ngày. Kết quả cho thấy nước thải sau xử lý qua hai mô hình đều đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột A) và không khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, trừ nồng độ TKN và TSS. Như vậy chiều cao lớp giá thể có ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của bể lọc sinh học hiếu khí ngập nước, nên chọn chiều cao giá thể từ 1,0 m đến 1,2 m.
Mô tả
Từ khóa chủ đề
Trích dẫn
Bộ sưu tập