ĐIỆN - ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Duyệt

Những tài liệu tải lên gần đây

Đang hiển thị 1 - 14 của tổng số 14 kết quả
  • Tài liệu
    GIÁM SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA VÀ CAO SU BẰNG CÔNG CỤ WEB-BASED
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Nguyễn Đức Lộc; Nguyễn Phạm Duy; Lê Xuân Thuyên; Trần Ngọc Huy
    Hiện nay, ngành công nghiệp nhựa và cao su đang chịu ảnh hưởng lớn từ Cuộc cách mạng 4.0. Mặc dù giải pháp nhà máy thông minh cho hệ thống sản xuất sản phẩm nhựa và cao su mang lại nhiều lợi ích, nhưng chúng thường khó áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do những rào cản về chi phí và yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình sản xuất. Bài báo đề xuất một giải pháp tập trung vào việc thu thập dữ liệu và giám sát cho máy ép nhựa và máy ép cao su, nhằm giải quyết những yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp với chi phí dễ tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Kết quả thực nghiệm tại một nhà máy sản xuất đã chỉ ra rằng giải pháp đề xuất có thể giải quyết được một số yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng và dữ liệu cần thiết để triển khai các công nghệ tiên tiến hơn.
  • Tài liệu
    TỐI ƯU BỘ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TỰ ĐỘNG HỆ THỐNG ĐIỆN ĐƠN VÙNG SỬ DỤNG GIẢI THUẬT THÔNG MINH
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Nguyễn Tiến Diệm; Trần Tiến Đạt; Đặng Xuân Kiên
    Xã hội đang phát triển ngày càng cần có các thiết bị điện, điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng như y tế, viễn thông, truyền tải điện… Do đó, yêu cầu đặt ra là cần có nguồn cung cấp điện liên tục. Phổ biến hiện nay là sử dụng bộ điều khiển PID để ổn định nguồn cung cấp với các thông số KP, KI, KD được xác định theo phương pháp Ziegler – Nichols. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiễu và sai số trong quá trình đo đạc, tính toán nên không thể tìm được các giá trị tối ưu. Bài báo đề xuất phương pháp tối ưu bộ tham số PID cho bộ điều chỉnh điện áp tự động (Automatic Voltage Regulator –AVR) của máy phát đồng bộ trong hệ thống điện đơn vùng sử dụng giải thuật di truyền (GA – Genetic Algorithm) và giải thuật logic mờ (Fuzzy logic). Kết quả mô phỏng cho thấy chất lượng bộ điều khiển được cải thiện.
  • Tài liệu
    XÂY DỰNG NỀN TẢNG IIOT PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Đặng Quang Thiên; Phạm Ngọc Hiệu; Lê Minh Hiển; Trần Ngọc Huy
    Công nghiệp 4.0 đã cách mạng hóa ngành công nghiệp sản xuất và Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) đã trở thành một giải pháp quan trọng để tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất. Trong nghiên cứu, chúng tôi đã phát triển một nền tảng IIoT được tùy chỉnh đặc biệt để đối phó với những thách thức mà ngành sản xuất đang đối diện. Nền tảng của chúng tôi bao gồm một IIoT Gateway tự động hóa việc thu thập dữ liệu từ các thiết bị khác nhau trong nhà máy, đảm bảo cả bảo mật và kết nối ổn định. Ngoài ra, chúng tôi đã thiết kế một giao diện giám sát thân thiện người dùng cung cấp hiển thị trực quan hóa dữ liệu sản xuất. Để đáp ứng khối lượng lớn dữ liệu, chúng tôi đã xây dựng một máy chủ với khả năng xử lý và lưu trữ mạnh mẽ. Tất cả những điều này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong việc cải thiện hiệu quả và hiệu suất trong quản lý hoạt động của họ. Bằng cách tận dụng các công nghệ của Công nghiệp 4.0, nền tảng IIoT của chúng tôi hứa hẹn sẽ đóng góp vào sự tiến bộ của sản xuất thông minh trong các ngành sản xuất hiện nay.
  • Tài liệu
    Phương pháp đánh giá sự nứt gãy công trình biển dựa trên trí tuệ nhân tạo
    (Giao thông vận tải, 2023) Đỗ Việt Dũng; Đặng Xuân Kiên; Phạm Thị Duyên Anh; Nhữ Khải Hoàn
    Các công trình biển hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt dưới nhiều tác động ngoại lực như va chạm thân tàu hay động đất. Vì vậy, hệ thống giám sát sức khỏe công trình biển (MSHM) dựa trên đánh giá sự nứt gãy giữ vai trò cấp thiết trong quá trình khai thác nhằm đảm bảo an toàn cho con người và phương tiện. Bài báo đề xuất giải pháp quan trắc sự nứt gãy của cầu cảng sửdụng trí tuệ nhân tạo, mạng nơ-ron tích chập CNN, phân tích dãy ảnh liên tiếp thu thập bởi hệ thống camera gắn tại các vị trí xuất hiện vết nứt của công trình. Qua đó, hệ thống MSHM đề xuất nhận dạng được sự phát triển vết nứt theo thời gian (thông số độ rộng, biên dạng, độ tiến triển) đưa ra đánh giá chính xác sức khỏe công trình.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu phương pháp thiết kế cung cấp nguồn điện kéo cho hệ thống tàu điện ngầm tích hợp – MCR
    (Giao thông vận tải, 2023) Đoàn Văn Đổng; Lê Xuân Hồng; Nguyễn Thái
    Bài báo này trình bày nghiên cứu phương pháp thiết kế cung cấp nguồn điện kéo cho hệ thống tàu điện ngầm tích hợp – MCR. Nghiên cứu tàu điện ngầm tích hợp là vấn đề mới nổi lên trong những năm gần đây nhằm đáp ứng dịch vụ cao nhất với chi phí đầu tư thấp nhất bởi sự kết hợp ưu điểm của hai loại năng lực chuyên chở hành khách lớn nhất giờ cao điểm. Dưới mô hình tích hợp, tính toán thiết kế cung cấp nguồn sức kéo là vấn đề phức tạp hơn rất nhiều so với các hệ thống độc lập khác. Trong bài báo này, trình bày kết quả nghiên cứu về phương pháp tính toán tải thiết kế cung cấp nguồn điện kéo cho hoạt động chuyên chở của hệ thống. Matlab R2017b/Railway Systems là phần mềm đáng tin cậy để tiếp cận mô phỏng, phân tích một số các dữ liệu cần thiết và kết quả nghiên cứu cho thấy tính khả thi của phương pháp khi áp dụng cho trường hợp tải không đồng bộ trên hệ thống. Kết quả đạt được thỏa các tiêu chuẩn thiết kế cung cấp nguồn công suất điện kéo theo các tiêu chuẩn IEEE P1653.2, EN 50328 và IEC 60146-1 quá tải cho phép theo cấp VI, và điện áp theo các tiêu chuẩn EN 50163, UIC 600 và IEC 60850.
  • Tài liệu
    Hoạch định quỹ đạo cho tay máy UP6 tránh vật cản dựa trên giải thuật probabilistic roadmap có xét đến giới hạn cấu hình UP6
    (Giao thông vận tải, 2023) Ngô Xuân Khoát; Phạm Phương Tùng; Lưu Hoàng Minh; Ngô Mạnh Dũng; Nguyễn Quốc Chí
    Hoạch định quỹ đạo cho tay máy robot tránh vật cản là bài toán giúp cho tay máy hoạt động thông minh hơn trong môi trường độc lập. Thông thường vật cản được xác định bởi cảm biến hoặc camera. Tuy nhiên, trong bài báo này tác đề xuất giải pháp hoạch định quỹ đạo cho tay máy UP6 có sáu bậc tự do tránh vật cản cố định và biết trước. Giải thuật Probabilistic Roadmap (PRM) [1] được áp dụng. Bước đầu bản đồ (Roadmap) bao gồm các điểm nút N (Node) và giữa các điểm nút tập cạnh E (Edge) được xây dựng giữa 2 điểm nút khả dĩ mà tay máy có khả năng di chuyển trên cạnh này mà không vướng vật cản. Tiếp theo là bước truy vấn và hoạch định. Sau khi xác nhận điểm đầu S (Start) và điểm cuối F (Finish), chương trình sẽ tính toán và lựa chọn hai cạnh Es và EF theo phương pháp khoảng cách ngắn nhất để nối điểm S và F vào mạng lưới Roadmap thông qua điểm nút N gần nhất của tập này. Sau đó việc hoạch định quỹ đạo từ điểm S đến F bằng việc liên kết cách cạnh liên tiếp giữa S và F thông qua kỹ thuật smoothing [2, 3] và trọng số đánh giá sao cho tổng chiều dài quỹ đạo là ngắn nhất. Kết quả đã được thực hiện mô phỏng với tay máy UP6 trên phần mềm RoboDK có xem xét đến ý tưởng giảm bộ nghiệm theo cấu hình của tay máy trong quá trình giải bài toán động học ngược nhằm cải thiện thời gian hoạch định quỹ đạo cho robot.
  • Tài liệu
    Ước lượng ma trận hàm truyền giữa hệ trục tọa độ của hệ thống Stereo Camera và hệ trục tọa độ của cánh tay robot 6-DOF
    (Giao thông vận tải, 2023) Ngô Xuân Khoát; Thái Phát Triển; Lưu Hoàng Minh; Ngô Mạnh Dũng
    Trong bài báo này tác giả trình bày phương pháp ước lượng ma trận hàm truyền giữa hệ trục tọa độ của tay máy 6-DOF và hệ trục tọa độ của Stereo Camera. Việc ước lượng này giúp cho việc chuyển hóa thông tin về vị trí và góc hướng thu thập được từ Camera chuyển đến hệ thống tay máy 6-DOF được chính xác hơn. Trong thực tế, cánh tay robot gắn thêm công cụ phụ trợ thì việc ước lượng này mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi một số thiết bị đo đặc biệt cho việc thiết lập ma trận hàm truyền này. Để nhanh chóng và thuận tiện hơn thì nhóm nghiên cứu đã triển khai thực nghiệm cho mô hình cánh tay robot 6-DOF Robot MotoMini và hệ thống camera stereo Intel Realsense D435 kế hợp phần mềm C++. Kết quả ước lượng của nhóm nghiên cứu được so sánh với phương pháp khác thiết lập bằng các công cụ đo đạc tại phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy việc ước lượng bằng phần mềm cho kết quả có độ chính xác khá cao và thời gian thiết lập nhanh hơn nhiều.
  • Tài liệu
    Nhận diện bất thường trên mặt đường sử dụng mạng nơ-ron tích chập tiên tiến
    (Giao thông vận tải, 2023) Hoàng Đức Quý; Nguyễn Ngọc Lan; Nguyễn Quang Sang
    Nhận diện dị thường trên mặt đường là một tác vụ không thể thiếu trong các hệ thống giám sát giao thông hiện đại ngày nay. Trong bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu ứng dụng mạng YOLOv8 – một cấu trúc mạng nơ-ron tích chập tiên tiến được dùng để nhận diện các đối tượng thời gian thực vào bài toán tự động nhận diện các dị thường hố, vết nứt, vết vá trên mặt đường. Cụ thể, nhóm nghiên cứu xây dựng một tập dữ liệu cá nhân gồm 795 bức ảnh mặt đường ở Việt Nam, mỗi hình ảnh được dán nhãn cụ thể các dị thường trên mặt đường. Sau đó, chúng tôi xây dựng và huấn luyện mạng YOLOv8 với tập dữ liệu trên. Kết quả cho thấy mô hình cho độ chính xác đạt 0.54 mAP tại ngưỡng bằng 0.5, cho thấy tiềm năng áp dụng vào thực tiễn.
  • Tài liệu
    Nâng cao công suất phát điện dựa trên điều khiển tối ưu góc nghiêng cánh tua-bin PMSG
    (Giao thông vận tải, 2023) Trương Ngọc Thảo; Nguyễn Hồng Hoanh; Trần Đình Duy
    Nguồn năng lượng nhiệt và thủy điện đem lại hiệu suất thấp và gây ô nhiễm môi trường. Do đó nguồn năng lượng điện tái tạo được cả thế giới quan tâm hiện nay, đặt biệt là nguồn năng lượng gió được xem nguồn năng lượng vô hạn và không tác động xấu môi trường. Tua-bin gió dùng máy phát điện nam châm vĩnh cửu (PMSG) được sử dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm. Bài báo phân tích giải pháp nâng cao công suất máy phát tua-bin gió dựa trên điều khiển tối ưu góc nghiêng cánh gió. Áp dụng giải pháp điều khiển tối ưu PI-LQ, so sánh kết quả thu được với bộ điều khiển IPD đã minh chứng hiệu quả của giải pháp đềxuất.
  • Tài liệu
    Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống điện Mặt Trời
    (Giao thông vận tải, 2023) Nhữ Khải Hoàn; Nguyễn Thành Vinh
    Hệ thống năng lượng điện Mặt Trời (NLĐMT) thực chất là một loại hệ thống phát điện. Cấu trúc hệ thống NLĐMT có khá nhiều dạng, việc phân tích thiết kế thử nghiệm hệ thống thực rất khó khăn, chính vì vậy chúng ta mô hình hóa chúng để mô phỏng hỗ trợ trong phân tích thiết kế hệ thống hết sức hữu ích. Bài báo này đề cập đến việc thực hiện mô hình hóa và mô phỏng sự hoạt động của một hệ thống NLĐMT bao gồm : mô hình hóa và mô phỏng hệ thống pin PV, hệ thống chuyển đổi DC-DC, hệ thống chuyển đổi DC-AC và sơ đồ mô phỏng hệ thống NLĐMT độc lập bù từ lưới điện.
  • Tài liệu
    Drone taxi và công nghệ AI
    (Giao thông vận tải, 2023) Nguyễn Thị Chính
    Cùng với sự phát triển của công nghệ, drone taxi đang trở thành một lựa chọn mới cho các phương tiện giao thông trong tương lai. Drone taxi kết hợp với công nghệ AI sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề về giao thông đô thị hiện nay, giúp giảm ùn tắc giao thông và tiết kiệm thời gian di chuyển cho người dân. Bài báo này tập trung trình bày về cách thức kết hợp giữa drone taxi và công nghệ AI, cũng như những ưu điểm và thách thức của việc áp dụng công nghệ này trong tương lai của giao thông đô thị.
  • Tài liệu
    Thiết kế bộ lọc Kalman ước lượng hướng trong không gian 3 chiều dựa trên phương pháp ma trận xoay DCM
    (Giao thông vận tải, 2023) Lê Mạnh Thắng
    Bài báo này trình bày thiết kế hai bộ ước lượng dựa trên phương pháp ma trận xoay để ước lượng hướng và góc nghiêng trong không gian 3 chiều, đó là bộc lọc PI DCM và Kalman DCM. Các thông số của các bộ ước lượng có được từ các cảm biến vận tốc góc, cảm biến gia tốc và cảm biến từ trường. Ngoài ra, dựa trên kết quả mô phỏng của hai bộ lọc PI DCM và Kalman DCM trên các tập dữliệu khác nhau sẽ giúp phần nào đánh giá được ưu và nhược điểm cũng như mức độ phù hợp đối với điều kiện nhiễu của môi trường xung quanh.
  • Tài liệu
    Ứng dụng điều khiển định hướng trường cho động cơ xe máy điện
    (Giao thông vận tải, 2023) Khổng Hoài Hưng
    Bài báo trình bày tổng quan về phát triển giải thuật điều khiển cho bộ điều khiển động cơ xe máy điện dựa trên chiến lược điều khiển định hướng trường (field oriented control). Trong phương pháp điều khiển định hướng trường, thông tin vị trí rotor được xác định thông qua ba cảm biến Hall tích hợp bên trong động cơ in-wheel. Giải thuật điều khiển được triển khai trên thiết bị phần cứng thiết kế với vi điều khiển thời gian thực C2000 MCUs (F280021) của hãng Texas Instruments. Đặc tính bộ điều khiển và động cơ được kiểm tra bằng hệ thống dyna mometer và thử nghiệm trên xe máy điện thực tế. Kết quả thử nghiệm được đánh giá thông qua các thông số đặc trưng như công suất cực đại, hiệu suất điều khiển, tốc độ tối đa, khả năng leo dốc với tải trọng cho phép, hoặc các chức năng điều khiển như hãm tái sinh, khởi hành ngang dốc, và điều khiển flying start.
  • Tài liệu
    A compact broadband antenna for WLAN applications
    (Giao thông vận tải, 2023) Ngoc-Lan Nguyen; Dong Doan Van; Sang Nguyen Quang
    A compact antenna with characteristics of wideband band and high gain is presented in this paper. The design is comprised two patch antenna elements (array of 1 x 2) which is connected by a T-junction power divider. The antenna is yielded for wireless local area network (WLAN) applications at the frequency range of 5 GHz. The final design has a total size of 1.33λ x 0.91λ x 0.21λ (λ is the wavelength at the frequency of 5 GHz), impedance bandwidth at -10 dB of 26% (4.7 – 6 GHz) and a peak gain of 10.5 dBi.