Duyệt

Những tài liệu tải lên gần đây

Đang hiển thị 1 - 20 của tổng số 28 kết quả
  • Tài liệu
    THIẾT KẾ BẦU HÂM NHIÊN LIỆU TÀU PVOIL VENUS TẬN DỤNG NHIỆT XẢ TỪ CÔNG CHẤT THERMINOL 55
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Trần Minh Phúc; Trần Thị Thu Thảo; Đỗ Việt Dũng
    Việc tiết kiệm năng lượng cũng như bảo vệ môi trường biển ngày càng trở lên cấp thiết trong khi kinh tế vận tải biển phát triển nhanh chóng. Bài báo này thiết kế bầu hâm nhiên liệu cho tàu PVOIL Venus từ nhiệt khí xả từ động cơ dissel. Giải pháp này tận dụng nhiệt khí xả từ công chất là dầu truyền nhiệt Therminol 55 phục vụ việc hâm sấy nhiên liệu FO thay cho công chất nước của tàu thủy nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, quy trình tính toán được xây dựng thực tế trong vận hành tàu thủy là cơ sở khoa học trong phát triển các hệ thống sấy nhiên liệu cho các phương tiện hàng hải đóng mới trong tương lai.
  • Tài liệu
    ĐIỀU KHIỂN AUV TRONG TÌM KIẾM CỨU NẠN DƯỚI NƯỚC
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Phạm Việt Anh
    Bài báo trình bày phương pháp điều khiển dẫn đường cho phương tiện ngầm tự hành (AUV) trong tìm kiếm cứu nạn, thăm dò đáy biển, ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo. Thuật toán dẫn đường và điều khiển được trình bày và mô phỏng trên máy tính để đánh giá tính khả thi và khả năng ứng dụng của AUV.
  • Tài liệu
    CHỨNG CHỈ EEXI: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Phạm Văn Chiến; Nguyễn Phúc Hải; Nguyễn Tuấn Anh; Trần Hồng Thanh; Lê Văn Đồng
    Bài báo trình bày cái nhìn tổng quát và chuyên sâu về các thách thức dành cho các đội tàu trên thế giới nói chung và cho đội tàu Việt Nam nói riêng trong việc đáp ứng được quy định về chỉ số hiệu quả năng lượng của tàu hiện có (EEXI) của IMO mà đã được áp dụng từ ngày 01/01/1023. Bài báo cũng đưa ra các giải pháp kỹ thuật hiệu quả có thể được áp dụng để cải thiện EEXI cho các tàu nhằm đáp ứng quy định của IMO.
  • Tài liệu
    PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ HIỆN TƯỢNG KHỞI ĐỘNG MÁY CHÍNH BỊ KHÓI ĐEN CỦA TÀU DP PROTEUS, ẢNH HƯỞNG KHÔNG ĐƯỢC VÀO CẢNG LẤY HÀNG TẠI TRUNG QUỐC
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Nguyễn Văn Phúc; Nguyễn Văn Năm
    Động cơ Diesel và bộ điều khiển vòng quay động cơ (bộ điều tốc) sau một thời gian dài làm việc có tình trạng kỹ thuật kém do bị mài mòn các chi tiết vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Khi tình trạng kỹ thuật của động cơ kém thì việc khởi động động cơ khó hơn và người khai thác phải đưa tay trang khởi động lên cao để cấp nhiều nhiên liệu hơn cho mỗi lần khởi động. Việc chỉnh định sai bộ giới hạn nhiên liệu trong bộ điều tốc và bơm trợ động cùng dẫn đến việc cấp nhiều nhiên liệu hơn khi khởi động động cơ. Với việc cấp thừa nhiên liệu khi khởi động dẫn tới hiện tượng khói đen do lượng nhiên liệu cấp vào nhiều mà không đủ không khí cháy.
  • Tài liệu
    AN NINH MẠNG CHO ĐỘI TÀU VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG TRÊN TUYẾN QUỐC TẾ
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Bùi Thế Anh; Ngô Thị Mai Ka
    Vận tải hàng hải là phương tiện vận chuyển hàng hóa quan trọng trong nền kinh tế thế giới, với hơn 80% lượng hàng hóa và hơn 70% giá trị được vận chuyển bằng đường biển. Các tàu biển hiện đại kết nối với internet và hệ thống thông tin liên lạc từ xa qua các hệ thống tự động hóa và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với sự xuất hiện của các mối đe dọa tấn công mạng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành hàng hải. Kiến thức về an ninh mạng của thuyền viên Việt Nam chưa được cung cấp thực tiễn và đầy đủ trong chương trình huấn luyện an ninh. Do đó, bài viết này đề xuất các giải pháp để nâng cao nhận thức và phòng tránh các mối đe dọa và tránh phạm lỗi trong các cuộc tấn công mạng, tuân thủ theo các quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (tên tiếng Anh viết tắt là IMO) và Bộ luật Quốc tế về An ninh tàu và bến cảng ( tên tiếng Anh viết tắt là ISPS code).
  • Tài liệu
    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾT DIỆN LỖ PHUN NHIÊN LIỆU ĐẾN ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL GM MOTORI HRM494
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Hoàng Văn Sĩ; Hoàng Tất Chung
    Bài báo trình bày sự ảnh hưởng của tiết diện lỗ kim phun nhiên liệu đến đặc tính kỹ thuật của động cơ diesel 4 kỳ GM Motori HRM494, lắp đặt tại Phòng thực hành máy Viện Hàng hải (Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM). Mục tiêu nghiên cứu của bài báo là làm sáng tỏ sự ảnh hưởng khi thay đổi đường kính lỗ kim phun khác nhau (0.2mm ÷ 0.6mm sẽ làm biến đổi quá trình hòa trộn, chất lượng tia phun nhiên liệu trong buồng đốt và áp suất phun trong quá trình cháy ở động cơ diesel tàu thủy. Các tác giả đã xây dựng các thông số của động cơ HRM494 và mô phỏng trên phầm mềm Diesel RK. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu khẳng định tiết diện đường kính lỗ kim phun càng nhỏ thì áp suất phun càng lớn, chất lượng quá trình phun càng tốt, giảm độc tố khí thải và giảm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra kết quả nghiên cứu chỉ ra được tình trạng kỹ thuật của động cơ hiện tại, giúp người vận hành quyết định khi nào cần phải sửa chữa hay thay mới kim phun hay chỉ cần điều chỉnh áp suất phun vào trong buồng đốt động cơ.
  • Tài liệu
    ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGÀNH HÀNG HẢI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Đặng Thanh Nam
    Trước tình hình sĩ quan và thuyền viên làm việc trên các tàu biển bị thiếu hụt so với sự phát triển của ngành Hàng Hải.Trường đại học GTVT thành phố HCM đã tiến hành thay đổi chương trình đào tạo và công tác thực tập để đáp ứng số lượng ,chất lượng thuyền viên cho sự phát triển của ngành Hàng hải trong nước và thế giới.Việc xây dựng chương trình đề cương mới từ khoá học 2021 nhằm thoả mãn nội dung chương trình của ngành Khoa học Hàng Hải trong đào tạo và phù hợp với Công ước STCW 78/2010 của tổ chức Hàng hải Thế giới IMO.
  • Tài liệu
    CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG E-NAVIGATION, LỢI ÍCH VÀ BẤT CẬP KHI TRIỂN KHAI
    (Giao thông vận tải, 2023-11) Bùi Thế Anh; Ngô Thị Mai Ka
    Theo nhận định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (tên tiếng Anh viết tắt là IMO), yếu tố con người được coi là yếu tố then chốt của an toàn sinh mạng trên tàu và là yếu tố góp phần cho hầu hết các tổn thất trong lĩnh vực vận chuyển bằng tàu thủy. An toàn của ngành hàng hải và sự an toàn của việc hành hải có thể được cải thiện bằng cách củng cố trọng điểm các yếu tố con người. Liên quan đến vấn đề về sự sai sót của con người trong ngành hàng hải, tổ chức IMO cũng đã luôn nỗ lực trong việc làm giảm các sai sót do con người gây ra. Vậy nên E-navigation có thể được xem là một trong những nỗ lực của IMO để giảm thiểu sai sót bởi yếu tố con người thông qua việc nâng cao khả năng chia sẻ, xử lý thông tin liên lạc hàng hải trên toàn cầu.
  • Tài liệu
    Policy Proposal on Maritime Cybersecurity in the Port Environment of Vietnam: A lesson learned from critical analysis of international perspectives
    (Giao thông vận tải, 2023) Tran Thi Anh Tho
    It is well-established that ships, ports, and other offshore facilities tend to rely much on modern technology for their globally connected cyberspace and operation. These intertwined connectivity streamlines various aspects of the maritime industry, but also closely exposes maritime stakeholders to new insidious trends of risk including cyberattacks and outages. Sadly, the maritime sector has been inactively realizing how the new environment impacts and now nearly lags behind other industries (for instance aviation) when it moves to the phase of cyber risk mitigation and regulation [1]. Coupled with the increasing hacking incidents during the last 10 years in the maritime domain, it is the ripe time to set the green light on proposing a policy paper on maritime cybersecurity. Yet room for policy formation remains despite the recent efforts made by some ports and terminals.
  • Tài liệu
    An artificial intelligence approach for 3-degrees of freedom motion controlling
    (Giao thông vận tải, 2023) Truong Cong My; Pham Minh Thao; Le Dang Khanh
    There are many advantages to using the maritime simulation system for training and developing high-quality human resources, including lowering the cost of training using actual equipment, and lowering the danger of unsafety, ... However, at the moment, Vietnam's maritime simulators are dependent on other nations, which results in a lack of technological autonomy, a lengthy transfer of technology, high expenses, a reduction in national security, … Therefore, there is a lot of interest in developing a home maritime simulation system. With a rotation angle of α = [α1 α2 α3]T from the PLC controlling the DC/Servo system, the motion platform of the marine simulation system is built on the Stewart platform design principle [1]. Due to the use of conventional control methods, this system suffers from a time delay of up to 1200ms, which prevents it from reacting to real-time control. In this paper, we investigate a novel technique for controlling the dynamic model with three degrees of freedom (3 DOF) of a cockpit cabin deck using artificial neural networks. The findings demonstrate that the reaction to real-time control, rotation error, and drive/servo system movement are all greatly improved.
  • Tài liệu
    Nhu cầu, cơ hội và thách thức của việc học tập trực tuyến trong đào tạo và huấn luyện hàng hải ở Việt Nam
    (Giao thông vận tải, 2023) Vương Nguyên Hoàng
    Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, cơ hội và thách thức của việc học tập trực tuyến trong đào tạo và giáo dục hàng hải, thông qua góc nhìn của giảng viên và sinh viên. Bối cảnh nghiên cứu tập trung vào giáo dục và đào tạo hàng hải ở Việt Nam, cụ thể là tại trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua phương pháp quan sát, nghiên cứu định tính, và phân tích theo chủ đề tác giả đã xác định được ba chủ đề chính: 1. Nhu cầu, 2. Thách thức, 3. Cơ hội, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giáo dục và đào tạo hàng hải trực tuyến.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu ảnh hưởng của tiết diện lỗ phun nhiên liệu đến đặc tính kỹ thuật của động cơ diesel GM Motori HRM494
    (Giao thông vận tải, 2023) Hoàng Văn Sĩ; Nguyễn Thành Vạn; Nguyễn Thành Trung
    Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tiết diện lỗ phun nhiên liệu đến đặc tính kỹ thuật của động cơ diesel GM Motori HRM494, lắp đặt tại Phòng thực hành máy Viện Hàng hải (Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.HCM). Nghiên cứu dựa trên việc mô phỏng quá trình cháy với lỗ phun nhiên liệu tại các giá trị 0.20 mm, 0.40 mm và 0.60 mm. Kết quả mô phỏng cho thấy khi tiết diện lỗ phun tăng, vận tốc phun nhiên liệu tăng, trong khi nhiệt độ cháy và áp suất cháy cực đại giảm, dẫn đến công suất và hiệu suất của động cơ diesel sẽ giảm, ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật của động cơ.
  • Tài liệu
    Sử dụng tàu nạo vét CSD (Cutter Suction Dredger) để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí nạo vét luồng khu vực Luồng sông các tỉnh phía Bắc
    (Giao thông vận tải, 2023) Bùi Thế Anh; Vũ Bá Trình
    Việt Nam là một quốc gia ven biển và có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, mang lại nhiều lợi thế về phát triển kinh tế đường biển và đường thuỷ nội địa. Những năm vừa qua, Chính phủ rất chú trọng đầu tư phát triển kinh tế biển, kinh tế đường thuỷ. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn dưới mức tiềm năng. Ngoài những thuận lợi có sẵn, vẫn còn rất nhiều yếu tố bất lợi tác động, điển hình là độ sâu dưới mặt nước cảng và luồng lạch vẫn rất thấp, làm hạn chế trọng tải các tàu có thể tiếp cận. Nguyên nhân chính là do lượng phù sa hàng năm của các con sông đổ về lớn, liên tục bồi đắp khu vực luồng, cửa biển. Để khắc phục tình trạng này, công tác nạo vét duy tu luồng cũng như mở rộng, tăng độ sâu, xây dựng những cảng lớn bên trong đất liền cần được chú trọng thích đáng. Với một lượng lớn khối lượng đất, đá cần được nạo vét và tính tới sự phù hợp trong chi phí đầu tư cũng như thời gian thi công, tàu nạo vét CSD là một trong những sự lựa chọn hiệu quả nhất.
  • Tài liệu
    Phân tích và tính toán độ bền kết cấu giàn cố định ngoài khơi dựa trên mô hình 3D
    (Giao thông vận tải, 2023) Vương Nguyên Đạt; Tạ Phan Cảnh Tiên; Nguyễn Tuấn; Phạm Huỳnh Minh Sang; Trần Tiến Đạt
    Dưới tác động như tải trọng trong quá trình làm việc, động đất, sóng thần và ảnh hưởng của môi trường biển, kết cấu công trình ngoài khơi (Offshore Jacket Platform - OJP) có thể bị hư hại, về mặt kỹ thuật OJP cần phải theo dõi tình trạng sức bền để sớm ngăn chặn sự xuống cấp tránh thiệt hại về tài sản và con người. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm Inventor để mô phỏng kết cấu OJP với các kích thước, vật liệu được tham khảo dựa trên mô hình thực tế. Phần mềm ANSYS dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) được sử dụng để tính toán độ bền cho kết cấu và từ đó chỉ ra các vị trí nguy hiểm có thể xảy ra khi OJP chịu tác động của các tải trọng cố định tác dụng lên giàn trong quá trình làm việc. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy hiệu quả của phương pháp đưa ra mang tính khả thi.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu về giới hạn công suất trục / công suất động cơ phù hợp với Chỉ số hiệu quả năng lượng tàu hiện có (EEXI) và sử dụng dự trữ công suất theo nghị quyết IMO MEPC.335(76)
    (Giao thông vận tải, 2023) Phan Cao An Trường
    Chỉ số hiệu quả năng lượng tàu hiện có (EEXI) là một quy định mới của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2023, nhằm giảm lượng phát thải khí CO2 của các tàu hiện có bằng cách đặt ra các yêu cầu tối thiểu về hiệu quả kỹ thuật. Bất kỳ tàu nào có tổng dung tích trên 400 GT không đáp ứng các yêu cầu từ ngày này đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 (tùy thuộc vào lịch trình kiểm tra đầu tiên trong giai đoạn này) có nguy cơ bị giữ lại cảng và bị phạt. Bài báo nhằm cung cấp thông tin về các điều kiện kỹ thuật và vận hành mà hệ thống giới hạn công suất trục / công suất động cơ phải đáp ứng khi tuân thủ các yêu cầu của chỉ số EEXI và việc sử dụng dự trữ công suất cho các tàu hiện có. Đồng thời, bài báo cũng cung cung cấp một số giải pháp để thực hiện việc giới hạn công suất trục / công suất động cơ trên các tàu đang khai thác, tương ứng với từng hệ thống điều khiển và giám sát động cơ đang được lắp đặt.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu điều khiển robot lặn tự hành bám theo quỹ đạo
    (Giao thông vận tải, 2023) Phạm Việt Anh; Nguyễn Phùng Hưng; Võ Hồng Hải; Đặng Thị Ngân
    Bài báo trình bày thuật toán dẫn đường và điều khiển robot lặn tự hành (Autonomous Underwater Vehicle) bám theo đường đi dạng thẳng dưới nước. Tác giả trình bày các mô phỏng trên máy tính để kiểm chứng và khảo sát kết quả.
  • Tài liệu
    Sử dụng nhiên liệu Hydro để thay thế một phần khí tự nhiên NG cấp cho động cơ 2 kỳ nhiên liệu kép phun khí trực tiếp
    (Giao thông vận tải, 2023) Phạm Văn Chiến; Lê Văn Vang; Ngô Duy Nam; Vũ Minh Thái
    Nghiên cứu này điều tra ảnh hưởng của hàm lượng Hydrogen (H2) trong hỗn hợp khí nhiên liệu H2-CH4 lên công suất và phát thải của động cơ 2 kỳ nhiên liệu kép (dual-fuel engine). Động cơ sử dụng phương pháp phun trực tiếp khí nhiên liệu vào buồng đốt động cơ (động cơ ME-GI) và đánh lửa bằng nhiên liệu diesel mồi. Dải công suất nghiên cứu của động cơ là từ 25% đến 100% công suất định mức. Quá trình cháy và hình thành khí thải của động cơ khi vận hành với các hỗn hợp khí nhiên liệu có hàm lượng H2 từ 0% - 30% (theo khối lượng) tại các mức tải khác nhau đã được mô phỏng bằng phần mềm ANSYS Fluent 2019R2. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thay thế một phần CH4 bằng H2 giúp làm giảm đáng kể lượng muội than hình thành bên trong buồng đốt động cơ, lượng phát thải NO nhiệt, và đặc biệt là phát thải CO2 có thể được cắt giảm đến gần 50%. Tuy nhiên, nếu sử dụng hỗn hợp khí nhiên liệu chứa quá nhiều H2 (lớn hơn 30% tổng khối lượng hỗn hợp) thì lượng phát thải NO sẽ trở nên rất cao do nhiệt độ đỉnh bên trong xilanh động cơ tăng cao.
  • Tài liệu
    Whether the COLREGs are still applicable to the Maritime Autonomous Surface Ship
    (Giao thông vận tải, 2023) Dang Thi Ngan; Nguyen Phung Hung
    COLREGs is considered as the rule of the road in which seafarers have been required to comply for collision avoidance on the sea. Considering the regulations of COLREGs, it can be seen that this regulation is mostly involving the human element. By way of illustration, the interpretation of Rule 2 of the COLREGs highlights the inherent engagement of the human in preventing the occurrence of collision at sea. Therefore, with the absence of human onboard, there is a question arising whether there are any difficulties in the application of COLREGs to Maritime Autonomous Surface Ship (MASS). In this regard, the purposes of this article are to (i) figure out whether there are any practical hindrances to apply the rules of COLREGs to ensure the maritime safety and security in the shipping industry, and (ii) whether the role of the master or the crew will be actually disappeared and who shall be responsible in case of occurrence of the collision.
  • Tài liệu
    Ổn định vị trí giàn khoan tự nâng sử dụng bộ điều khiển nhúng Matlab dựa trên kit STM32F746NG–DISCOVERY
    (Giao thông vận tải, 2023) Trần Tiến Đạt; Nguyễn Ngọc Trúc; Lý Sợi; Nhữ Khải Hoàn; Phạm Thị Duyên Anh; Đỗ Việt Dũng
    Giàn khoan tự nâng được sử dụng để thăm dò, khoan và làm việc trong các mỏ dầu khí ngoài khơi. Giàn khoan tự nâng là sự kết hợp giữa tính cơ động và khả năng nâng thân giàn lên trên mực nước biển để đóng vai trò như một giàn khoan cố định, điều này khiến chúng trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp ngoài khơi. Hơn nữa, các chế độ nâng hạ luôn chịu tác động của các yếu tố tải trọng bao gồm vận hành, động đất, môi trường biển trong quá trình điều khiển. Trong bài báo này, nhóm tác giả thiết kế và đánh giá một hệ thống nhúng sử dụng bộ điều khiển PID. Kết quả thử nghiệm trên Matlab cho thấy hoạt động của thiết bị đạt yêu cầu đặt ra về độ ổn định và độ chính xác. Các hạn chế của bài báo được nêu ra như là các hướng nghiên cứu tiếp theo để cải thiện chất lượng của hệ thống trong các điều kiện hoạt động khắc nghiệt trên biển. Tóm lại, nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống, một số thiếu sót được xác định và chỉ ra, đồng thời đó cũng là hướng nghiên cứu trong tương lai.
  • Tài liệu
    Đánh giá tình trạng kết cấu công trình ngoài khơi dựa trên rung động sử dụng mạng nơ-ron tích chập GoogLeNet
    (Giao thông vận tải, 2023) Hồ Lê Anh Hoàng; Huỳnh Kiên Phát; Trần Tiến Đạt; Đặng Xuân Kiên
    Kết cấu công trình ngoài khơi (Offshore Jacket Platform - OJP) thường bị hư hỏng do các tác động của môi trường nên việc giám sát sức khỏe công trình ngoài khơi là vô cùng cấp thiết. Nhóm nghiên cứu đề xuất giải thuật dùng mạng nơ-ron tích chập GoogLeNet để trích xuất các tính năng có thể phân loại trạng thái hư hỏng sử dụng tín hiệu rung động tại các vị trí khác nhau được ghi lại trong quá trình thử nghiệm. Đầu vào mạng GoogLeNet là ảnh phổ hai chiều được biến đổi thông qua bộ wavelet với trường hợp bình thường và bất thường. Giải thuật đề xuất đã dự đoán chính xác trạng thái hư hỏng của kết cấu công trình ngoài khơi thông qua dữ liệu rung động được ghi lại tại mô hình OJP.