TC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Journal of Transportation Science and Technology under Ho Chi Minh City University of Transport was estalished in 2011 and launched online version in 2021. Journal of Transportation Science and Technology is a scientific journal in which domestic and international scientists and experts publish the latest research results. The Journal always commits to reviewing the articles in accordance with the international standards of a scientific journal. The Journal is annually published with 6 issues in English and Vietnamese in January, March, May, July, September, November under ISSN 1859-4263, e-ISSN

Duyệt

Những tài liệu tải lên gần đây

Đang hiển thị 1 - 10 của tổng số 124 kết quả
  • Tài liệu
    Nghiên cứu mô hình dựa trên tác tử cho phân tích rủi ro giao thông hàng hải tàu biển
    (2021-08) Phạm Tuấn Anh
    Việc đánh giá xác suất xảy ra va chạm hàng hải có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phân tích rủi ro vận tải bằng đường biển cũng như cải thiện đảm bảo an toàn hàng hải. Thực tế, xác suất sự cố va chạm hàng hải tàu biển được đo lường bằng quan sát truyền thống hoặc bằng các thí nghiệm hiện trường là gần như không thể. Hành vi điều hướng của từng con tàu được mô tả như một tác tử và các va chạm giữa chúng được phát hiện bởi một thuật toán thông minh. Trong bài báo này đề xuất một mô hình dựa trên các tác tử sử dụng hệ thống thông tin địa lý để đánh giá xác suất xảy ra va chạm hàng hải tàu biển. Mô hình được đề xuất có tiềm năng cung cấp hỗ trợ quyết định cho việc hướng dẫn quy hoạch giao thông hàng hải tàu biển trong tương lai.
  • Tài liệu
    Đánh giá tác động môi trường và xã hội cho dự án tuyến xe buýt nhanh BRT1 Thành phố Hồ Chí Minh
    (2021-08) Phạm Thị Anh; Nguyễn Ngọc Tiến; Nguyễn Thị Bảo Ngọc; Nguyễn Thị Mỹ Hiền
    Xe buýt nhanh được xem là phương thức vận chuyển công cộng theo hướng bền vững ở các đô thị. Tuyến xe buýt nhanh số 1 (BRT1) trong dự án Phát triển giao thông xanh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ được triển khai trên đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ (VVK-MCT) với chiều dài 26 km. Nghiên cứu này thực hiện việc đánh giá tác động môi trường và xã hội cho dự án theo Nghị định 40/2019 của Chính phủ Việt Nam và chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới. Nghiên cứu đã thực hiện việc đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực, đánh giá tác động môi trường và xã hội cũng như đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động do dự án mang lại trong quá trình chuẩn bị, thi công và vận hành của dự án. Dự án khi đi vào hoạt động sẽ đem lại các hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu tác động và các giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường do hoạt động xếp dỡ, lưu giữ hàng nguy hiểm tại cảng, bến thủy nội địa
    (2021-08) Nguyễn Cao Hiến
    Trong những năm gần đây, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ xảy ra các sự cố trong giao thông đường thủy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; trong các sự cố do hoạt động vận tải thủy thì sự cố môi trường bởi hoạt động xếp dỡ, bảo quản hàng hóa nguy hiểm tại các cảng đường thủy nội địa xảy ra nhiều nhất. Mặc dù Việt Nam đã có một số quy định pháp lý, quy định về quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa, ứng phó sự cố xảy ra trong hoạt động đường thủy. Tuy nhiên, tại các cảng, bến thủy nội địa, việc tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa nguy hiểm chưa có quy định chi tiết về quy trình phòng ngừa, ứng phó sự cố phát sinh từ việc xếp dỡ, lưu kho loại hàng này. Công trình nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác xếp dỡ, lưu giữ hàng nguy hiểm tại cảng, bến thủy nội địa; tìm hiểu và đánh giá một số rủi ro nảy sinh. Trên cơ sở đó, đề xuất, gợi mở một số giải pháp nhằm phòng ngừa, ứng phó hoạt động này trong thời gian tới.
  • Tài liệu
    Xác định đặc tính vật liệu PFRP bằng phương pháp uốn ba điểm
    (2021-08) Nguyễn Tiến Thủy
    Được sản xuất bằng phương pháp “đúc kéo”, vật liệu polyme gia cường sợi Pultruded Fiber Reinforced Polymer (PFRP) có tiết diện tương tự kết cấu thép, với tính chất và ứng xử vượt trội như trọng lượng nhẹ, cường độ cao, khả năng kháng mỏi, chống ăn mòn tốt, do đó ngày càng được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng qua những thập kỷ gần đây. Để nghiên cứu ứng xử của vật liệu PFRP dưới các điều kiện tải trọng khác nhau, phục vụ cho việc hoàn thiện tiêu chuẩn thiết kế, các hằng số đàn hồi là dữ liệu cơ bản và rất quan trọng. Nghiên cứu này trình bày phương pháp xác định modun uốn và modun cắt bằng phương pháp uốn ba điểm dựa theo BS EN 13706-2. Kết quả cho thấy phương pháp này đạt kết quả ổn định và thuộc vùng các giá trị phổ biến khi so sánh với các kết quả thí nghiệm khác. Tác giả đề xuất sử dụng phương pháp này song song với các thí nghiệm vật liệu khác nhằm xác định giá trị modun đàn hồi có độ tin cậy cao của vật liệu PFRP.
  • Tài liệu
    Điều khiển hồi tiếp biến cấu trúc trạng thái cho hệ thống đệm từ hai bậc tự do
    (2021-11) Phan Văn Đức; Đoàn Văn Đổng; Vũ Quang Sỹ; Lê Ngọc Hiếu; Nguyễn Văn Bình
    Bài báo này đề xuất thiết kế bộ điều khiển biến cấu trúc (VSC) hồi tiếp trạng thái cho hệ thống phi tuyến. Mô hình phi tuyến của vòng bi từ chủ động (AMB) hai bậc tự do (DOF) thu được bằng cách sử dụng phương trình Lagrange. Vì hệ thống phí tuyến rất khó áp dụng các phương pháp điều khiển cho nên nhờ đến phương trình Lagrange nhằm chuyển đổi hệ thống phi tuyến thành tuyến tính. Phương pháp điều khiển biến cấu trúc có một số ưu điểm như sau: Tính ổn định cao cho một loại hệ thống phi tuyến được xem xét; tín hiệu đáp ứng nhanh và hiệu suất tốt ngay cả khi có nhiễu động và hiệu ứng động. Và nhóm nghiên cứu đưa ra một minh họa nhằm chứng minh tính hiệu quả của phương pháp nêu trên.
  • Tài liệu
    Khảo sát các giải thuật cho bộ giải mã LDPC ứng dụng trong mạng 5G
    (2021-11) Trần Thị Bích Ngọc; Nguyễn Hồng Hòa; Hoàng Trang; Nguyễn Lý Thiên Trường
    Mạng viễn thông được xem là lý tưởng nếu dữ liệu truyền tới thiết bị đầu cuối đáng tin cậy có nghĩa không bị lỗi. Nhưng thực tế dữ liệu truyền qua hệ thống thông tin có thể xảy ra lỗi bởi sự tồn tại nhiễu trong kênh truyền. Để tăng độ tin cậy khi truyền dữ liệu ta phải ứng dụng phương thức điều chỉnh lỗi. Mã sửa sai mật độ thấp (LDPC) đã được lựa chọn sử dụng cho nhiều chuẩn viễn thông và mạng 5G vì khả năng tốc độ xử lý cao, hiệu suất về diện tích và năng lượng cao. Trong bài báo này, những đặc tính cơ bản của ma trận LDPC được giới thiệu và kết quả khảo sát các thuật toán của bộ giải mã LDPC được mô phỏng nhằm chứng minh khả năng đáp ứng với yêu cầu ứng dụng chiều dài khối lớn trong mạng 5G. Kết quả mô phỏng cho thấy thuật toán, chiều dài mã và số vòng lặp sẽ ảnh hưởng đến kết quả sửa lỗi của mã.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu ảnh hưởng của công suất bộ phát sóng radio trong quá trình sấy cà rốt bằng bơm nhiệt kết hợp gia nhiệt bằng sóng radio
    (2021-11) Nguyễn Hay; Phạm Văn Kiên; Đoàn Thanh Sơn; Đoàn Văn Đổng
    Thực nghiệm sấy cà rốt theo hai phương pháp sấy bơm nhiệt và sấy bơm nhiệt kết hợp gia nhiệt bằng sóng radio (RF) ở cùng mức nhiệt độ tác nhân sấy (ta) 45oC và vận tốc tác nhân sấy (va) 2,5 m/s để nghiên cứu ảnh hưởng của công suất bộ phát sóng radio trong quá trình sấy cà rốt bằng bơm nhiệt kết hợp gia nhiệt với RF (HP + RF). Kết quả thực nghiệm cho thấy khi tăng công suất bộ phát RF (PRF) giúp cải thiện hiệu quả sấy đáng kể với thời gian sấy tại mức công suất 0,65 kW, 1,3 kW và 1,95 kW giảm tương ứng 23%, 31% và 38% so với mức công suất 0 kW. Trong đó mức công suất PRF = 0 kW tương ứng với phương pháp sấy chỉ sử dụng bơm nhiệt (HP). Bên cạnh đó, khi sấy bơm nhiệt kết hợp gia nhiệt bằng sóng radio sẽ giúp duy trì được màu sắc mùi vị của cà rốt tốt hơn, cà rốt gần như vẫn giữ được màu vàng cam ban đầu.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu quá trình bay hơi và hòa trộn hỗn hợp trong động cơ phun xăng trực tiếp sử dụng phương pháp mô phỏng số
    (2021-11) Nguyễn Thành Sa
    Động cơ phun xăng trực tiếp (GDI) cho thấy các ưu điểm so với kiểu động cơ phun xăng trên đường ống nạp, về tính kinh tế nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm. Nghiên cứu này trình bày các thay đổi của tia phun nhiên liệu sau khi phun vào trong xi lanh cho một động cơ GDI vận hành tại chế độ một phần tải. Nghiên cứu tập trung vào quá trình hình thành hỗn hợp sau khi phun nhiên liệu tại cuối quá trình nén (từ 60ogóc quay trục khuỷu (CA) trước điểm chết trên (bTDC) đến 40oCA bTDC). Qua đó, đã cho thấy quá trình bay hơi nhiên liệu hấp thụ nhiệt của không khí nén; giúp hiệu quả trong việc tăng tỉ số nén động cơ. Trong quá trình phun và sau khi phun, một phần nhiên liệu chạm vào bề mặt đỉnh piston. Hơn nữa, nghiên cứu còn chỉ ra sự chậm bay hơi của nhiên liệu trong buồng đốt động cơ.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và lập trình điều khiển hệ thống cảnh báo chống ngủ gật tài xế ô tô
    (2021-11) Lương Tuấn Nghĩa
    Nội dung bài báo trình bày kết quả việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo và lập trình điều khiển hệ thống cảnh báo chống ngủ gật tài xế ô tô. Đề tài đã tham khảo, xác định những biểu hiện và đặc trưng cơ bản của trạng thái buồn ngủ bằng phương pháp sử dụng camera thu hình ảnh giám sát khuôn mặt của tài xế ô tô. Sau khi phát hiện tài xế có dấu hiệu ngủ gật, khối xử lý trung tâm sẽ xuất tín hiệu đến thiết bị cảnh báo, bao gồm cảnh báo bằng âm thanh bên trong xe cho tài xế và cảnh báo bằng đèn Hazard Lights cho các xe xung quanh. Đề tài tiến hành thử nghiệm hệ thống trong phòng thí nghiệm và bên ngoài thực tế, kết quả hệ thống hoạt động đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu.
  • Tài liệu
    Tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng nhờ vào bộ lưu điện
    (2021-11) Phan Văn Đức; Phan Thanh Minh; Vũ Quang Sỹ; Đoàn Văn Đổng; Nguyễn Văn Bình
    Việc sử dụng năng lượng hiệu quả với hiệu suất cao và tìm ra các phương pháp sử dụng năng lượng mới là vấn đề cấp thiết được quan tâm trên thế giới. Cùng với xu hướng đó, bài báo nghiên cứu bài toán kinh tế khi sử dụng hệ thống lưu trữ năng lượng điện để nạp tại những thời điểm giá điện rẻ và sử dụng ở những thời điểm giá cao hơn, khi tồn tại chính sách hai giá điện. Bên cạnh bài toán được khảo sát, bài báo này còn đề xuất phương pháp tính toán tối ưu các thông số (công suất) của các thiết bị sử dụng trọng hệ thống bao gồm các thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều và ngược lại. Từ đó bài toán tối ưu chi phí đầu tư của hệ thống cũng có thể đạt được.
Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh