TC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Journal of Transportation Science and Technology under Ho Chi Minh City University of Transport was estalished in 2011 and launched online version in 2021. Journal of Transportation Science and Technology is a scientific journal in which domestic and international scientists and experts publish the latest research results. The Journal always commits to reviewing the articles in accordance with the international standards of a scientific journal. The Journal is annually published with 6 issues in English and Vietnamese in January, March, May, July, September, November under ISSN 1859-4263, e-ISSN

Duyệt

Những tài liệu tải lên gần đây

Đang hiển thị 1 - 10 của tổng số 183 kết quả
  • Tài liệu
    Các nhân tố thuộc chất lượng dịch vụ cho vay ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
    (2021-03) Nguyễn Kim Quốc Trung
    Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân tố thuộc chất lượng dịch vụ cho vay hướng đến sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia và khảo sát khách hàng); kết hợp với nghiên cứu định lượng (mô hình hồi quy tuyến tính bội), nhóm tác giả đã xác định và kiểm định bốn nhân tố thuộc chất lượng dịch vụ cho vay có ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Vietcombank – khu vực TP.HCM, bao gồm gồm phương tiện hữu hình, sự tin cậy, sự đảm bảo và sự cảm thông. Mặc dù đạt được kết quả nhất định, nghiên cứu vẫn bị hạn chế về cỡ mẫu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Vì vậy, để đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan của kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất tăng cỡ mẫu nghiên cứu và mở rộng phạm vi nghiên cứu cho công trình nghiên cứu tiếp theo.
  • Tài liệu
    Các mô hình thống kê nghiên cứu ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông đường bộ đến sức khỏe - Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh
    (2021-03) Nguyễn Thị Thanh Hà; Trần Đình Tướng; Nguyễn Thị Thu Trang; Mai Thị Hải Hà; Trần Văn Thành; Nguyễn Điệp; Trương Thị Dung; Hà Nguyễn Thùy Linh
    Ô nhiễm môi trường là vấn nạn đáng báo động hiện nay trên toàn cầu. Trong đó ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân chính góp phần tạo nên vấn nạn đó. Bài báo sử dụng các mô hình toán học bằng công cụ thống kê để nghiên cứu tình trạng ô nhiễm không khí từ hoạt động xả thải của các phương tiện giao thông đường bộ. Bằng việc sử dụng các mô hình hồi qui, mô hình tự hồi quy tuyến tính (AR), tích hợp (I) và thay đổi (dịch chuyển) trung bình (MA) có xét với yếu tố mùa vụ, bài báo phân tích và dự báo hiện trạng ô nhiễm không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh với các dữ liệu cập nhật. Các tính toán mô phỏng trong bài báo được trình bày trên ngôn ngữ lập trình R.
  • Tài liệu
    Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả lọc bụi của một số loại khẩu trang sử dụng trong môi trường đô thị
    (2021-03) Nguyễn Thị Thanh Mai; Trần Ngọc Khải; Phạm Thị Anh
    Nghiên cứu đã khảo sát và chọn lọc một số loại khẩu trang phổ biến trên thị trường Việt Nam, bao gồm ba loại (1) khẩu trang y tế - 3 mẫu; (2) khẩu trang vải, bao gồm khẩu trang vải kháng khuẩn và khẩu trang vải thông thường; và (3) khẩu trang chuyên dụng cao cấp. Nghiên cứu cũng thiết lập được chuỗi lấy mẫu và buồng giả lập để thử nghiệm khả năng lọc bụi của khẩu trang. Các thử nghiệm được thực hiện lặp lại ba lần trên mỗi mẫu khẩu trang, có tổng cộng 6 mẫu khẩu trang được thử nghiệm. Kết quả cho thấy khẩu trang cao cấp chuyên dụng có khả năng lọc bụi cao nhất (đến 94 - 95%); khẩu trang y tế than hoạt tính có thương hiệu và khẩu trang vải kháng khuẩn có khả năng lọc bụi tương đương nhau khoảng 80%; khẩu trang vải thông thường có khả năng lọc bụi khoảng hơn 60%. Điều đặc biệt phát hiện là khẩu trang được cho là khẩu trang y tế, được bán rộng rãi, giá rẻ, nhưng không rõ nguồn gốc có khả năng lọc bụi rất thấp (dưới 30%). Phương pháp thử nghiệm được phát triển có thể được tiếp tục nghiên cứu đối với nhiều loại khẩu trang khác nhau và có thể phát triển để nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của khẩu trang.
  • Tài liệu
    Xây dựng mô hình mô phỏng phương pháp loại trừ hiện tượng tụ nhóm (Bunching) của xe buýt
    (2021-03) Nguyễn Xuân Long; Lê Quốc Khánh; Trần Thị Trúc Liểu; Trần Minh Quang
    Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến mô phỏng bunching và phương pháp loại trừ bunching cho dòng xe ô tô. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu bunching xem xét đặc điểm của dòng xe hỗn hợp gồm xe ô tô và xe hai bánh tại các thành phố ở Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ xây dựng mô hình mô phỏng được phát triển ở mức độ chi tiết theo từng trạm dừng chính, bến đầu và cuối. Mức độ mô phỏng chi tiết này yêu cầu sử dụng dữ liệu đầu vào mô tả thời gian di chuyển phân đoạn, thời gian dừng tại trạm, tại bến xe và nhu cầu hành khách lên xuống xe tại mỗi trạm. Số liệu dùng cho mô phỏng được thu thập trên một tuyến xe buýt cụ thể của Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp loại trừ hiện tượng bunching được đề xuất trên cơ sở ứng dụng của công nghệ GPS với giả sử thu thập được thời gian thực về vị trí của tất cả các xe buýt trên một tuyến đường, vận tốc xe buýt. Phương pháp đề xuất ở đây tập trung vào việc đạt được thời gian giãn cách mục tiêu, còn gọi là phương pháp cố định thời gian giãn cách. Khi một chiếc xe buýt đến một điểm kiểm soát, thời gian giãn cách được so sánh với một giá trị mục tiêu được chỉ định trước. Nếu thời gian giãn cách nhỏ hơn, xe buýt được đánh giá là đi quá gần xe chạy trước và sẽ dừng lâu hơn thời gian quy định; nếu thời gian giãn cách lớn hơn, xe buýt dừng ngắn hơn thời gian quy định. Nghiên cứu tiến hành mô phỏng phương pháp loại trừ hiện tượng bunching và kiểm tra hiệu quả của phương pháp, từ đó, đề xuất các hướng dẫn lái xe cho tài xế và nhà điều hành xe buýt giúp giảm thiểu bunching.
  • Tài liệu
    Định hướng giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng Logistics kết nối cụm cảng khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến 2030
    (2021-03) Nguyễn Văn Tung
    Thông qua việc thu thập số liệu đánh giá thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng logistics phục vụ cảng khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bài báo đề xuất định hướng các giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng logistics phục vụ cảng biển đến năm 2030 của tỉnh, các định hướng được đề xuất tập trung vào 2 nhóm chính đó là định hướng về chiến lược và chính sách phát triển và định hướng về phát triển hạ tầng logistics. Để có những giải pháp phù hợp mang tính đột phá nhằm phát triển hệ thống hạ tầng Logistics phục vụ cụm cảng Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 2020 – 2025 và phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm dịch vụ logistics khu vực giai đoạn 2025 – 2030 cần phải có những định hướng như: Thúc đẩy liên kết vùng để cùng phát triển bền vững, phát huy vai trò trung gian kết nối, đồng hành cùng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để liên kết cảng biển nhằm khai thác nguồn hàng cho cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu chế tạo vỏ phao cứu sinh cá nhân điều khiển từ xa
    (2021-03) Vũ Ngọc Bích; Nguyễn Huy Minh; Bùi Hoàng Sơn; Nguyễn Minh Toàn; Huỳnh Trần Ngọc Thịnh; Hồ Đắc Nguyên; Trần Nhất Tri; Võ Trường Giang
    Phao cứu sinh cá nhân là một trong thiết bị bảo vệ cuộc sống của con người trên sông, biển. Đã có rất nhiều loại phao cứu sinh cá nhân được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu cứu nạn, cứu hộ con người trong điều kiện khẩn nguy. Phao cứu sinh cá nhân điều khiển từ xa được nhóm tác giả nghiên cứu, thiết kế và chế tạo cũng nhằm mục đích ấy. Phao được thiết kế kích thước, hình dáng phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế và quốc gia. Đồng thời phao được nghiên cứu chế tạo bằng vật liệu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh (FRP) phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo vỏ phao nói trên. Qua các thử nghiệm thực tế sau chế tạo, phao đã đáp ứng được các quy định hiện hành. Trên cơ sở kết quả thu được từ nghiên cứu, nhóm hướng tới xây dựng quy trình thiết kế, chế tạo phao cứu sinh điều khiển từ xa bằng vật liệu FRP.
  • Tài liệu
    Đề xuất cải tạo các điểm điển hình trên tuyến đường Tôn Đức Thắng thành phố Buôn Mê Thuột
    (2021-03) Ngô Thị Mỵ; Ngô Minh Công
    Tuyến đường Tôn Đức Thắng là tuyến giao thông kết nối không gian các khu chức năng quan trọng của thành phố Buôn Mê Thuột. Theo quy hoạch sẽ có nhiều công trình xây dựng mới và phát triển nhanh dọc hai bên tuyến. Dựa vào các cơ sở pháp lý, quỹ đất xây dựng và các dự án quy hoạch liên quan, nhóm tác giả đưa ra 17 điểm điển hình trên tuyến với những nội dung đề xuất cải tạo như sau: Khai thác tối đa chức năng không gian mở; quản lý mật độ, tầng cao và chỉ giới; chỉnh trang kiến trúc mặt đứng, hàng rào; đa dạng hóa các loại cây đường phố; bố trí, quản lý biển hiệu; nâng cao tiện ích đô thị, trang thiết bị hạ tầng cơ sở. Kết quả của nghiên cứu sẽ tạo ra một tuyến cảnh quan mang biểu tượng và đặc trưng của thành phố Buôn Mê Thuột.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều sâu đặt hầm đến trạng thái ứng suất biến dạng của nền đất yếu xung quanh hầm có móng cọc phía trên
    (2021-03) Nguyễn Anh Tuấn; Nguyễn Thành Đạt
    Xây dựng hầm metro trong điều kiện đất yếu tồn tại những rủi ro không lường trước được trong quá trình thi công và khai thác, gây mất ổn định cho công trình và ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Vì vậy việc phân tích sự tương tác của hầm và đất nền xung quanh nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp đảm bảo an toàn cho kết cấu hầm và công trình lân cận là hết sức cần thiết. Bài báo tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chiều sâu đặt hầm đến trạng thái ứng suất biến dạng của nền đất yếu xung quanh đường hầm có ảnh hưởng của yếu tố móng cọc phía trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi có yếu tố móng cọc phía trên, giá trị chuyển vị đứng và chuyển vị ngang của hầm nhỏ hơn rất nhiều so với khi không có móng cọc bên trên. Khi chiều sâu đặt hầm tăng lên thì chuyển vị đất nền xung quanh hầm có xu hướng giảm.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu giải pháp ổn định mái dốc bờ kè công trình cảng cá sông Đốc, Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu
    (2021-03) Nguyễn Anh Tuấn; Nguyễn Thành Đạt; Võ Mười Hai
    Biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau đã làm thay đổi địa mạo và kích thước lòng sông nên bờ sông có xu hướng bị xói lở ngày càng nghiêm trọng. Việc tìm ra giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo ổn định kết cấu bờ kè trên sông, giảm chi phí đầu tư, tăng tuổi thọ công trình, hạn chế thất thoát về kinh tế và ổn định cuộc sống cho nhân dân là việc làm có ý nghĩa rất cần thiết, đối với sự an toàn của đô thị và đối với công tác quy hoạch, thiết kế - xây dựng các đô thị mới. Bài báo tập trung nghiên cứu giải pháp ổn định mái dốc bờ kè cảng cá sông Đốc, tỉnh Cà Mau trong điều kiện biến đối khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy giải pháp sử dụng kè cừ bê tông dự ứng lực kết hợp cọc bê tông cốt thép để nâng cao ổn định mái dốc bờ kè cảng cá là phương án phù hợp nhất. Giải pháp này thi công nhanh nhất, ít tốn diện tích thi công, tính ổn định và an toàn cao hơn so với phương án kè mái nghiêng phủ bê tông, sử dụng vải địa kỹ thuật gia cố và phương án tường đứng cọc bê tông cốt thép kết hợp kè mái nghiêng.
  • Tài liệu
    Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh
    (2021-03) Ngô Đức Phước
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), bằng việc khảo sát 380 nhân viên đang làm việc tại năm doanh nghiệp vận tải tại TP.HCM. Phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy được sử dụng với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vận tải tại TP.HCM được sắp theo thứ tự giảm dần: tuyển dụng và đào tạo, thu nhập, điều kiện làm việc, đánh giá công việc, văn hóa doanh nghiệp.
Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh